Sâu răng là bệnh ngày càng phổ biến ở người dân Việt. Thiếu ý thức trong ăn uống, bảo vệ răng miệng không hợp lý là nguyên nhân khiến tỷ lệ sâu răng ở nước ta ngày ngày càng gia tăng. Bệnh sâu răng cần được phát hiện sớm và bệnh nhân cần đi trám răng kịp thời.
Tỷ lệ sâu răng ở lứa tuổi học đường chiếm trên 60%
Ngoài ra, người dân Việt Nam vẫn có thói quen ăn nhiều đồ ngọt, hay ăn vặt lại hay “quên” không đánh răng sau ăn… là hai nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe răng miệng của mọi người.
Tuy nhiên một nguyên nhân nữa nhiều người chưa nghĩ đến đó là stress - một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Khi răng bị sâu thì việc đi
trám răng thẩm mỹ là cần thiết để đảm bảo hàm răng không bị đau nhức.
Những lưu ý trong việc phòng ngừa răng miệng
Theo TS Bính khuyến cáo, người dân cần có thói quen đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra có bị sâu răng không và chữa kịp thời tránh vi khuẩn xâm nhập được vào tủy răng.
Với trẻ bị sâu răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng lâu dài của trẻ cho đến tuổi trưởng thành. Do vậy, quan trọng nhất trong phòng bệnh là phổ biến các kiến thức vệ sinh răng miệng cho các em học sinh ngay từ lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học cơ sở, nhằm tạo thói quen tốt và giúp các em có ý thức chăm sóc răng miệng.
Vì thế mọi người cần phải chải răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất 1 lần trong ngày sau bữa tối, tránh ăn vặt nhất là ăn vặt đồ ngọt, việc này sẽ giúp hạn chế các
bệnh lý nha khoa gây hại cho hàm răng của bạn.
Đối với trẻ nhỏ, nửa đêm phải uống sữa không thể đánh răng được, cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước tráng miệng hoặc lấy khăn mềm lau các bề mặt răng của trẻ.
Cha mẹ cần chú ý hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách mới có hiệu quả ngừa sâu răng. Không nên chỉ đưa bàn chải đánh ở bề mặt ngang, bên ngoài vì răng dễ bị sâu nhất ở kẽ giữa răng, vùng răng nhấp nhô.
Việc đánh răng cũng phải đúng cách để làm sạch hoàn toàn các răng. Theo đó chúng ta nên dùng lông bàn chải nghiêng trên mặt ngoài (hoặc mặt trong) một góc 45 độ, sau đó chải hất về phía mặt nhai hoặc rìa cắn hoặc chải xoay tròn quanh chân răng, chải từng nhóm răng tới khi sạch. Đối với mặt nhai thì đơn giản hơn, chỉ cần đặt lông bàn chải vuông góc với mặt răng và kéo qua kéo lại.
Nếu phát hiện vết ố ở răng, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và xử lý sớm, tránh nguy cơ hỏng cả hàm răng vì đi khám muộn.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
- Giải quyết tình trạng răng ê buốt phải làm sao?
- Nhận diện thói quen xấu gây sâu răng cho trẻ
Comments[ 0 ]
Post a Comment