Những kiểu tóc đẹp Hàn Quốc mang lại cho bạn sự trẻ trung năng động
Trám răng là phương pháp phục hình nha khoa được áp dụng phổ biến bởi có thể sử dụng được nhiều trường hợp, thời gian nhanh chóng, thẩm mỹ đẹp mà chi phí lại thấp. Để phục vụ cho phương pháp này, nha khoa Lotus trang bị đầy đủ các loại vật liệu trám răng được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới. Mỗi loại mang những tính chất, ưu nhược điểm riêng. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Bùi Thị Minh Mẫn sẽ cùng bạn tìm hiểu đôi nét về các loại vật liệu dùng để trám răng hiện nay trên thị trường.
>> trám răng thẩm mỹ ở đâu tốt
>> hàn răng sâu giá bao nhiêu
Các loại vật liệu dùng để trám răng
Trám răng được hiểu nôm na là kỹ thuật đưa một chất trám nhân tạo lên bề mặt răng cần trám để bít kín vị trí đó lại.
Trám răng có thể được sử dụng trong trường hợp phục hồi thẩm mỹ hay sau điều trị bệnh lý (sâu răng, viêm tủy).
Vật liệu trám răng được chia thành 2 loại chính: vật liệu kim loại và vật liệu thẩm mỹ.
1. Vật liệu trám răng mang tính chất kim loại
Vật liệu kim loại thường là Amalgam hay quý kim.
Vật liệu Amalgam:
- Amalgam là hợp kim bao gồm: thủy ngân, bạc, đồng, thiếc…Chất liệu này thường có màu trắng giống màu của bạc.
- Vật liệu Amalgam có “tuổi thọ” khá lâu đời trên thế giới. Vì vậy vật liệu này không đòi hỏi máy móc phức tạp, thời gian thực hiện nhanh chóng.
- Nhờ mang bản chất của kim loại nên Amalgam có khả năng chịu lực lớn, cứng chắc nên rất thích hợp cho những răng thường xuyên phải thực hiện ăn nhai như nhóm răng hàm.
Tuy nhiên, do màu sắc khá “nổi bật” nên chất liệu này không được đánh giá cao về độ thẩm mỹ và không phù hợp với nhóm răng cửa.
Quý kim
- Vàng là kim loại thường được sử dụng khi trám răng.
- Vàng có tính chất cứng chắc nên rất khó bị mẻ, vỡ ngay cả khi chủ nhân nhai cắn những loại thức ăn cứng. Miếng trám khít sát với răng sinh lý, hạn chế tình trạng hở hoặc sút miếng trám theo thời gian gây sâu răng tái phát.
Tuy nhiên, cũng giống như Amalgam, quý kim có màu sắc không tương đồng với màu răng nên đó cũng là tồn tại đáng tiếc của chất liệu này.
2. Vật liệu trám răng thẩm mỹ
Vật liệu Cement (GIC)
Vật liệu này có màu khá giống với răng sinh lý nên cho hiệu quả thẩm mỹ khá tốt. Bên cạnh đó, bản thân GIC có chứa thành phần là Fluor, là chất rất tốt bảo vệ cho răng chắc khỏe.
Tuy nhiên, độ cứng chắc không cao lại là một hạn chế của chất trám này.
Vật liệu Composite
Hay còn gọi là nhựa nha khoa. Vật liệu này nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng bởi những ưu điểm nổi bật sau:
- Màu sắc tương đồng với màu răng sinh lý.
- Quá trình thực hiện nhanh chóng, tiện lợi.
- Chi phí khá thấp.
Tuy nhiên, Composite không đạt được độ cứng chắc như vàng hay Amalgam nên tuổi thọ có thể bị hạn chế.
Đối với những bệnh nhân trám răng ngừa sâu răng bằng vật liệu này thì có nguy cơ tái phát nên cần được kiểm tra nha khoa thường xuyên.
Vật liệu sứ
- Sứ có đặc tính cứng nhưng giòn, dễ vỡ nên trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cũng cần phải chú ý chăm sóc, tránh làm va đập gây mẻ, vỡ miếng trám.
- Sứ có màu đặc biệt trong sáng, tự nhiên như răng thật nên những khách hàng chuộng thẩm mỹ tối ưu thường ưa thích chất liệu này.
- Sứ có thể được chỉ định bất cứ vị trí răng nào trừ các trường hợp có vấn đề khớp cắn hay bệnh nhân có tật nghiến răng.
- Thực hiện nhanh chóng chỉ trong 1 lần hẹn.
Tuy nhiên, vật liệu này không tránh khỏi hạn chế: không có khả năng chịu lực mạnh nên bệnh nhân không được thoải mái lắm trong việc ăn uống.
Trong số các loại vật liệu dùng để trám răng nêu trên, mỗi loại đều thể hiện một thế mạnh riêng. Vì vậy, để đưa ra sự lựa chọn hiệu quả nhất, mời bạn đến với trung tâm nha khoa thẩm mỹ Lotus. Các bác sĩ chúng tôi sẵn sàng thăm khám và tư vấn miễn phí cho tất cả khách hàng.
Comments[ 0 ]
Post a Comment