Những kiểu tóc đẹp Hàn Quốc mang lại cho bạn sự trẻ trung năng động
Xem thêm: chữa tủy răng có đau không
Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn gây nên, các loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập và phát sinh trên các mảng bám cao răng khi các mảnh vụn thức ăn không được làm sạch. Đặc biệt, khi cơ thể có sức đề kháng kém hay trong giai đoạn suy nhược, thay đổi nội tiết thì vi khuẩn sẽ phát sinh và gây bệnh nhiều hơn.
Đau nhức hay chảy mủ chân răng là những triệu chứng viêm chân răng cơ bản
Viêm chân răng được chia làm hai cấp độ chính mà ban đầu hầu như chưa có biểu hiện gì cụ thể nên người bệnh có thể chủ quan hoặc không nhận thức được tình trạng răng miệng nguy hiểm. Tuy nhiên, đến khi các triệu chứng bộc phát cụ thể thì tình trạng bệnh lý viêm chân răng đã trở nên khá nghiêm trọng mà nếu không có biện pháp điều trị thì nguy cơ mất răng là khá cao.
∗ Giai đoạn đầu: Viêm nướu
Ở giai đoạn đầu, bệnh lý xuất hiện ở một vùng hoặc cả hàm hoặc hai hàm, lợi viêm mạn tính, túi lợi sâu trên 3mm, hiện tượng chảy máu chân răng xuất hiện cũng bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức và sờ vào thấy răng lung lay nhẹ. Nếu chụp X-quang thấy có tiêu mào xương ổ răng.
Đây là những triệu chứng của giai đoạn đầu của tình trạng viêm chân răng. Khi bệnh lý mới khởi phát thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Nha sỹ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa làm sạch cao răng và kết hợp với dùng thuốc để giảm tình trạng viêm và sưng. Thuốc kháng sinh có thể điều trị bằng cách ngậm máng hoặc uống theo đơn hàng ngày. Nếu tình trạng nhẹ thì sau 1 tuần, tình trạng đau nhức viêm nhiễm sẽ giảm dần.
Viêm chân răng có thể dẫn tới mất răng
∗ Giai đoạn 2: Viêm nha chu, viêm chân răng
Khi viêm nướu không được điều trị thì vi khuẩn sẽ xâm nhập nhiều hơn đến phần nướu và chân răng và các dấu hiệu viêm chân răng sẽ xuất hiện rõ nét hơn. Hiện tượng hôi miệng sẽ xuất hiện nhiều hơn. Khi dùng tay ấn vào lợi vùng răng bệnh thấy có mủ chảy ra, răng trở nên lung lay và di chuyển nhiều. Khi thăm khám thấy lợi viêm mạn tính, túi quanh răng trên 5mm, răng lung lay, lợi co, hở cổ và chân răng, chụp X-quang thấy có tiêu xương ổ răng, tiêu ngang và tiêu dọc.
Xem thêm: lấy tủy răng
Hiện tượng đau nhức cũng bộc phát nhiều hơn, đôi khi xuất hiện những cơn đau cấp tính khiến cho bệnh nhân không thể ăn nhai được. Ở những người viêm quanh răng nặng kèm bệnh toàn thân (như đái tháo đường) thì tình trạng này sẽ biểu hiện một cách nghiêm trọng hơn.
Trong giai đoạn này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn khi cần kết hợp lấy cao răng với một số các loại thuốc đặc trị khác. Nha sỹ có thể chỉ định phối hợp một số loại thuốc điều trị toàn thân như Tetracyline, Penicilline, Docyxyline, Amoxicyline, Metronidazol,… và các loại kháng sinh để điều trị tại chỗ như Metrogyl denta gel kết hợp với dung dịch Chlohexidine 0,25% để súc miệng. Bệnh nhân cần tuân thủ theo đơn thuốc, chỉ định của nha sỹ mà không nên tùy tiện mua thuốc tại bên ngoài để điều trị.
Nên chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày
Việc phát hiện sớm những triệu chứng viêm chân răng sẽ là điều kiện để việc điều trị bệnh lý được hiệu quả. Tốt nhất, bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng chải chải răng đều đặn ngày 2 lần kết hợp với việc dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám thức ăn trên răng.
Xem thêm: viêm chân răng
Ngoài ra, việc lấy cao răng và chăm sóc cao răng định kỳ là biện pháp hỗ trợ tốt nhất để điều trị viêm chân răng. Tinh thể muối khoáng hỗ trợ đánh bóng bề mặt răng mà không gây tổn thương, đồng thời bổ sung khoáng chất cho men răng, nướu răng chắc khỏe. Chú ý chăm sóc định kỳ 3-6 tháng/1 lần để cho kết quả tốt nhất.
nguồn: http://chuadaurang.vn/nhung-trieu-chung-viem-chan-rang-ban-khong-nen-coi-thuong.html
Comments[ 0 ]
Post a Comment