Những kiểu tóc đẹp Hàn Quốc mang lại cho bạn sự trẻ trung năng động
+ Răng miệng không được chăm sóc tốt?
Đau răng khi mang bầu là hiện tượng không hiếm gặp. Điều quan trọng trong việc phòng ngừa đau răng khi mang thai là bạn hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng của mình trước khi mang thai. Kể cả khi bạn đã mang thai thì việc kiểm tra cũng không phải là muộn.
Hiện tượng viêm lợi khi mang thai sẽ luôn trầm trọng bởi vì trong 3 tháng đầu tiên của thai kì bạn sẽ cảm thấy có hiện tượng nôn mửa khi đánh răng. Vì có một số chị em khi mang thai có xu hướng đánh răng ít hoặc không đánh răng ở tất cả các chỗ. Điều này đã góp phần làm tăng mảng bám cao răng – đây là nguyên nhân gây bệnh viêm lợi.
Vệ sinh răng miệng không tốt dễ dẫn đến đau răng
+ Thay đổi nội tiết của cơ thể
Trong quá trình mang thai, cơ thể sẽ sản xuất ra một lượng estrogen và progesterone nhiều. Các hormon này làm tăng khả năng giữ nước chính vì thế lợi của bạn sẽ bị sưng. Những triệu chứng này gây ra viêm lợi thai kì.
Xem thêm: nguyên nhân gây đau răng
Việc không đánh răng, vệ sinh răng miệng tốt thì sẽ làm gia tăng mảng bám và càng kích thích lợi viêm hơn. Lợi răng sưng nhiều, sẽ làm cho răng nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ. Đó là lý do tại sao bà bầu đôi khi uống đồ lạnh hoặc nóng sẽ gây đau buốt.
+ Chữa đau răng tại nhà
Bà bầu bị đau răng phải làm sao để điều trị? Với một số trường hợp bạn có thể khắc phục hiện tượng đau răng như súc họng bằng nước muối, sử dụng thuốc giảm đau paracetamol. Đây là cách chữa đau răng cho bà bầu khá hiệu quả nhưng cần có sự chỉ định của nha sỹ về liều dùng cụ thể mà không nên tùy tiện sử dụng.
Ngoài ra, bà bầu có thể thực hiện chườm nóng và lạnh để giảm cơn đau nhức, chườm nóng có thể làm tan mủ, còn chườm lạnh sẽ làm giảm đau.
+ Chăm sóc vệ sinh răng miệng tốt
Để phòng ngừa đau răng bạn hãy chú ý đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Bạn phải đánh răng đúng cách và sử dụng chỉ tơ nha khoa ít nhất 2 lần một ngày. Súc miệng sau khi ăn và uống đồ uống có gas là biện pháp quan trọng để giảm mảng bám hình thành. Chải sạch răng sau đó súc miệng lại với hỗn hợp nước muối ấm ngậm khoảng 30 giây. Muối giúp khử trùng, tạm thời dứt cơn đau.
Bà bầu bị đau răng phải làm sao để điều trị?
+ Cung cấp đủ dinh dưỡng và khoáng chất
Trong thời kì mang thai, chị em không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bản thân và cho cả thai nhi mà còn phải tăng cường cung cấp những khoáng chất như canxi và vitamin. Dùng đủ lượng canxi, 1200mg mỗi ngày sẽ tăng cường sức khỏe cho răng của bạn. Bởi vì, trong thời kì mang thai bà mẹ đã bị mất canxi cho em bé của mình. Nên việc bổ sung canxi là rất cần thiết. Vitamin cũng rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tốt và sự tăng trưởng của em bé. Hơn nữa, vấn đề nha khoa của bạn sẽ được chữa lành nhanh hơn nếu bạn đang khỏe mạnh.
+ Đến gặp bác sĩ để điều trị
Thông thường với các bệnh nhiễm trùng nha sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh peniciline (là thuốc kháng sinh dùng được cho phụ nữ mang thai) . Việc tránh tia X nha khoa cũng quan trọng để tránh các tia bức xạ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé. Trong trường hợp bắt buộc phải chụp tia X nha khoa, bà bầu nên được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ.
Xem thêm: chữa đau răng
Bà bầu bị đau răng nên đến phòng nha thăm khám
Bạn nên nhớ rằng, việc chữa răng khi mang bầu hoàn toàn có thể chấp nhận được mà không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Một số thủ thuật nha khoa thực hiện được khi mang bầu đó là trám răng, điều trị tủy răng (nên hạn chế thuốc tê). Tuy nhiên, thời điểm 3 tháng giữa là thời điểm phù hợp nhất nếu như bà bầu có chữa răng. Nếu bạn mang thai trong ba tháng đầu thai kỳ thì tốt nhất không nên tác động đến răng miệng.
Việc kiểm tra răng định kỳ trong khoảng thời gian 3 – 6 tháng/ lần hoặc khi có bất kì vấn đề gì về răng miệng. Nên lấy cao răng 3 – 6 tháng/lần. Phòng ngừa sâu răng khi mang thai bằng cách sử dụng flouride.
Nếu bạn còn băn khoăn về bà bầu bị đau răng phải làm sao, đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Paris theo số điện thoại 0943 776699 để được tư vấn chi tiết nhất.
nguồn: http://chuadaurang.net/ba-bau-bi-dau-rang-phai-lam-sao-de-dieu-tri-triet-de.html
Comments[ 0 ]
Post a Comment