Những kiểu tóc đẹp Hàn Quốc mang lại cho bạn sự trẻ trung năng động
Câu hỏi: Thưa bác sĩ! Răng khểnh có trồng được không? Và những tác hại có thể có khi trồng răng khểnh mang lại cho chủ nhân? Mong bác sĩ hồi âm sớm cho em. Chân thành cảm ơn bác sĩ!
Trả lời:
Chào bạn!
Với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực nha khoa, thì xin khẳng định với bạn rằng, mọi loại răng đều có thể trồng được nếu như bạn mong muốn.
Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có xu hướng mong muốn mình có một chiếc răng khểnh để nụ cười thêm phần duyên dáng, và họ tìm đến dịch vụ trồng răng nanh. Tuy nhiên nếu năng khểnh không được gắn đúng kỹ thuật thì nguy cơ sưng đau, viêm nhiễm răng miệng là điều mà người đi trồng hoàn toàn có thể mắc phải.
Theo quan điểm y học, một hàm răng được coi là khỏe khi các răng mọc đúng trên cung hàm; Một hàm răng đẹp là phải đều đặn, trắng bóng và không có răng khểnh. Mỗi loại răng đều có một chức năng riêng; răng cửa dùng để cắn thức ăn và răng nanh để xé thức ăn. Còn những chiếc răng cửa mọc lệch và răng khểnh sẽ không đảm bảo được các chức năng này. Vì vậy, răng mọc lệch là răng bị bệnh lý,
Tuy nhiên nhiều người rất thích hình dáng của một khuôn miệng với chiếc răng khểnh duyên dáng, và họ đi trồng răng khểnh để làm đẹp. Theo các bác sỹ nha khoa, nếu việc trồng thêm răng khểnh được thực hiện ở một cơ sở nha khoa tốt với bác sĩ nhiều kinh nghiệm và chọn vật liệu làm răng sứ tốt, khách hàng có thể yên tâm rằng chiếc răng khểnh mới được “trồng” có khả năng sử dụng như một chiếc răng khểnh tự nhiên
Nhưng vẫn có những nguy cơ tiềm ẩn mà người trồng buộc phải chấp nhận là để trồng một cái răng khểnh, người ta phải mài 2 chiếc răng hai bên cho nhỏ đi, tạo ra một kẽ hở cho răng khểnh chen vào. Do men răng và ngà răng bị phá hủy (không thể phục hồi), bề mặt răng không còn nguyên vẹn, bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy ê buốt. Và khi những chiếc răng không còn lớp bảo vệ sẽ là mục tiêu tấn công của sâu răng.
Việc trồng răng không đúng kỹ thuật có thể gây ê buốt thời gian dài cho bệnh nhân
Ngoài ra thức ăn có khả năng bị ứ đọng lại tại các điểm tiếp nối giữa răng khểnh giả và răng thật dẫn đến viêm cổ chân răng, thành nơi chứa thức ăn thừa gây viêm nhiễm, hơi thở hôi. Mặt khác, khi gắn thêm một chiếc răng khểnh, sức nhai của cả hàm răng sẽ giảm, nếu chiếc răng này không được ép kỹ vào lợi còn có nguy cơ bị viêm lợi và dây chằng.
Và quan trọng vấn đề vệ sinh răng miệng có tính quyết định lớn đối với kết quả của việc trồng răng khểnh. Người làm răng cần chải răng đúng theo sự hướng dẫn của nha sĩ, nên sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ như bàn chải kẽ răng, tăm nước, các thuốc súc miệng tạo bọt để đẩy thức ăn ra ngoài và giảm sưng lợi.
Xem thêm:
Comments[ 0 ]
Post a Comment