Hôi miệng là một bệnh khá phổ biến ở nhiều người, có rất nhiều người đã bị hôi miệng nhưng có thể họ không biết mình bị hôi miệng, hoặc nhiều người biết mình bị hôi miệng nên ngại tiếp xúc, sợ bị người khác chê cười. Vậy nguyên nhân hôi miệng, cách nhận biết chứng hôi miệnglà gì?
Nguyên nhân hôi miệng, cách nhận biết chứng hôi miệng
- Do rối loạn tiêu hóa, hở van dạ dày, khiến cho hơi thở hôi.
- Do ăn uống mắc thức ăn vào kẽ răng, lỗ hổng của răng sâu, khiến vi khuẩn phân hủy những thức ăn sót lại đó và gây hôi miệng.
- Do viêm nhiễm răng miệng như viêm lợi, viêm nướu, nhiệt … khiến miệng bị hôi.
- Do bựa vôi đóng ở chân răng, lâu ngày hình thành cao răng, vi khuẩn bám trụ ở những nơi này là nguyên nhân hôi miệng.
- Lưỡi bẩn, nhiều bựa rêu trắng bám vào lưỡi, vi khuẩn phân hủy gây mùi hôi, cũng là nguyên nhân hôi miệng.
- Uống ít nước khiến miệng bị “khô hạn” cũng là nguyên nhân khiến hôi miệng.
- Thuốc lá, thuốc lào … là nguyên nhân khiến miệng hôi, không những thế còn làm răng bị xỉn màu.
- Các thực phẩm gây mùi khó chịu cho miệng như tỏi, hành, thức ăn giàu đạm với chất béo …
- Những bệnh nhân mắc bệnh viêm nhiễm bộ máy hô hấp như ung thư phổi, viêm cuống họng … cũng tạo ra hơi thở hôi.
- Cơ thể suy nhược gây mùi khó chịu.
- Phụ nữ bắt đầu tới thời kì mãn kinh, lượng hormon trong cơ thể thay đổi hoặc những người thiếu ăn cũng là nguyên nhân khiến họ bị hôi miệng.
- Ngoài ra một nguyên nhân hôi miệng hiếm gặp khác chính là hội chứng hôi mùi cá ươn (Fish odor syndrome) toát ra từ miệng và da.
Cách nhận biết hôi miệng
- Cách 1: Đo nồng độ hôi trong miệng bằng Halimeter, đây là cách nhận biết hôi miệng khá hiện đại và cho kết quả chính xác nhất để biết mức độ hôi miệng.
- Cách 2: nhờ người khác nhận xét, hãy nói chuyện với một người và nhờ họ giám định hộ xem mình có bị hôi miệng hay không.
- Cách 3: tự bản thân mình nhận định, nghĩa là tự liếm vào bàn tay và ngửi nhưng việc này không chính xác lắm.
Trên đây là nguyên nhân, cách nhận biết hôi miệng mà mọi người nên biết để sớm phát hiện ra được mình có bị hôi miệng hay không, để từ đó có cách xử trí chăm sóc răng miệng hiệu quả, giảm hôi miệng, có nụ cười tươi và hơi thở thơm là điều mà ai cũng muốn.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
- lấy cao răng
- lấy cao răng hết bao nhiêu tiền
Comments[ 0 ]
Post a Comment